6 lợi ích, 10 bước cơ bản khi sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học:
1. NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn các kiến thức mới
2. NCKH giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
3. Phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình
4. Cải thiện tiếng Anh chuyên ngành
5. Thiết lập thêm các mối quan hệ mới
6. Xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Các bước cơ bản:
1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
2. Xác định đề tài NCKH
3. Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ
4. Thu thập tài liệu nghiên cứu
5. Lập đề cương nghiên cứu chi tiết
6. Triển khai đề tài nghiên cứu
7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu
8. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu
9. Viết báo cáo tổng hợp đề tài NCKH
10. Công bố kết quả nghiên cứu.
Để quản lý tốt kế hoạch thời gian trong NCKH, sinh viên căn cứ các bước cơ bản để xác định những việc cần làm và phân loại theo mức độ cần thiết, quan trọng. Sau đó, đặt thứ tự ưu tiên cho các công việc kèm theo thời hạn và phương pháp thực hiện. Mọi thứ cần được liệt kê càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn như việc Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ (bước 3) và Thu thập tài liệu nghiên cứu (bước 4) có thể thực hiện song song từ phân chia nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. Sau thời gian tìm tài liệu, nhóm có thể họp lại để chia sẻ và xây dựng đề cương.
Tiếp theo, điều quan trọng hơn cả là kiên trì thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Lưu ý, khi đã hoàn tất một giai đoạn nào đó, cần suy ngẫm về hiệu quả công việc để kịp thời rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho những lần lên kế hoạch kế tiếp.