|
Chuyên ngành: An toàn thông tin
Mã số: 8480202
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
a) Mục tiêu chung
Đào tạo đội ngũ Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin đạt trình độ chuyên môn (lý thuyết và thực hành), trình độ quản lý vững vàng; có khả năng nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ An toàn thông tin; có khả năng làm việc độc lập và khả năng tập hợp lực lượng làm việc theo nhóm, phát hiện và giải quyết tốt các vấn đề thuộc lĩnh vực An toàn thông tin.
b) Mục tiêu cụ thể
- Định hướng ứng dụng (ĐHUD): Cung cấp các kiến thức nâng cao về lý thuyết cũng như thực tiễn của an toàn thông tin như An toàn mạng máy tính, An toàn hệ thống, An toàn cơ sở dữ liệu, mật mã học nhằm trang bị cho học viên khả năng triển khai, điều hành, quản lý các giải pháp an toàn thông tin cho các tổ chức kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; trang bị kỹ năng khảo sát, đánh giá, phân tích xác định các rủi ro và thiết kế, xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thông tin; giúp học viên có kỹ năng dễ dàng tiếp cận được với những hướng phát triển hiện đại của lĩnh vực An toàn thông tin, các kỹ năng thực hành tác nghiệp chuyên sâu cho các cơ quan chuyên trách về an toàn thông tin; Trang bị các kỹ năng, nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, thiết kế xây dựng các giải pháp, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lý các công trình trong lĩnh vực an toàn thông tin phục vụ an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội
- Định hướng nghiên cứu(ĐHNC): Cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao và thực tiễn của ngành an toàn thông tin như an toàn mạng máy tính, An toàn hệ thống, an toàn cơ sở dữ liệu, mật mã học và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; tạo tiền đề để học viên có thể triển khai nghiên cứu chuyên sâu hoặc chuyển tiếp nghiên cứu sinh.
2. Khả năng và vị trí công tác của người học sau khi tốt nghiệp
Chương trình đào tạo cho phép học viên lựa chọn các môn học phù hợp để đảm nhiệm các lĩnh vực công tác sau:
- Tại các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc các cơ quan chuyên trách về an toàn thông tin: tư vấn, thiết kế, xây dựng, triển khai giải pháp an toàn thông tin; đánh giá an toàn cho hệ thống thông tin; giám sát và ứng phó sự cố an toàn thông tin.
- Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hệ thống mạng công nghệ thông tin: triển khai, quản lý, giám sát, vận hành hệ thống an toàn thông tin; phân tích xác định rủi ro, thiết kế, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống công nghệ thông tin.
- Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nghiên cứu, giảng dạy về an toàn thông tin: nghiên cứu, giảng dạy về an toàn thông tin, phát triển các sản phẩm an toàn thông tin.
3. Thời gian đào tạo: Thời gian đào tạo chính thức của khóa đào tạo Thạc sĩ là 2 năm (4 học kỳ).
4. Tên văn bằng
-
Tên tiếng Việt: Thạc sĩ An toàn thông tin
-
Tên tiếng Anh: Master of Information Security
II. CHUẨN ĐẦU RA
Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành ATTT phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra sau
1. Về kiến thức
- Khi tốt nghiệp, Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin có hiểu biết một cách toàn diện về chuyên ngành;
- Có kiến thức nâng cao về chuyên ngành so với chương trình đào tạo bậc đại học ngành ATTT như các kiến thức về An toàn mạng; An toàn hệ thống; An toàn cơ sở dữ liệu; mật mã học và các sản phẩm, công nghệ hiện đại khác trong lĩnh vực an toàn thông tin.
- Nắm được các hiểm họa an toàn thông tin và các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để phòng chống tương ứng.
Đối với định hướng ứng dụng:
- Nắm được các kiến thức, kỹ thuật để đánh giá, giám sát, xử lý ứng phó sự cố an toàn thông tin cho hệ thống thông tin.
- Có phương pháp luận để phân tích, thiết kết, xây dựng, quản lý, triển khai, vận hành các hệ thống thông tin an toàn;
- Có phương pháp luận để xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lý các công trình trong lĩnh vực ATTT.
Đối với định hướng nghiên cứu:
- Có các kiến thức nền tảng và phương pháp luận để nghiên cứu, giảng dạy, phát triển các giải pháp, sản phẩm trong lĩnh vực an toàn thông tin, các sản phẩm công nghệ thông tin an toàn.
2. Về kỹ năng
- Có kỹ thuật, kỹ năng viết và trình bày vấn đề rõ ràng. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính qui luật.
- Kỹ năng tìm hiểu, triển khai, ứng dụng các công nghệ mới vào trong các dự án, công trình ATTT. Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thí nghiệm những giải pháp mới.
- Có kỹ năng khảo sát, phân tích, thiết kế, triển khai, quản lý, vận hành các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin.
- Có phương pháp làm việc khoa học, có tầm nhìn chiến lược và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề về ATTT.
Đối với định hướng ứng dụng:
- Kỹ năng đánh giá, giám sát, xử lý ứng phó sự cố an toàn thông tin cho hệ thống thông tin.
Đối với định hướng nghiên cứu:
- Kỹ năng giảng dạy an toàn thông tin, thiết kế, xây dựng các sản phẩm an toàn thông tin, các sản phẩm công nghệ thông tin an toàn.
3. Về phẩm chất, thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm.
- Có ý thức học tập suốt đời, làm việc khoa học.
4. Về năng lực
- Có khả năng tư duy hệ thống, khả năng tự nghiên cứu về các vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên ngành liên quan.
- Có năng lực nghiên cứu và vận dụng được các kiến thức công nghệ mới để đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống, nghiên cứu xây dựng các giải pháp, sản phẩm an toàn thông tin và Công nghệ thông tin an toàn.
- Có thể đảm nhiệm vị trí giảng dạy tại các trường có ngành an toàn thông tin, và có khả năng phát triển nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ.
- Có khả năng đảm trách tốt nhiệm vụ của một chuyên gia ngành an toàn thông tin như: chuyên gia phân tích thiết kế các giải pháp ATTT, chuyên gia đánh giá ATTT, chuyên gia quản lý vận hành các hệ thống ATTT, chuyên gia phân tích ứng phó sự cố và giám sát an toàn thông tin;
- Có khả năng xây dựng kế hoạch, lập dự án, tổ chức, điều hành và quản lý các công trình ATTT.
- Có năng lực cập nhật các kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các công nghệ mới về ATTT;
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn được đào tạo, đề xuất những sáng kiến có giá trị.
- Có năng lực thích nghi với môi trường cạnh tranh cao.
- Có năng lực tổ chức quản lý các nhóm làm việc.
II. TUYỂN SINH VÀ ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
1. Tuyển sinh
Xét tuyển: Đã tốt nghiệp đại học (ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần), năng lực tiếng Anh bậc 3/6 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương, hoàn thành các học phần bổ sung kiến thức (đối với ngành phù hợp, ngành gần).
2. Đối tượng tuyển sinh
a) Điều kiện về văn bằng
Người dự tuyển và học Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin phải có ít nhất 01 bằng đại học, với những điều kiện như sau:
Bảng 1: Văn bằng - Kiến thức đã tích lũy của đối tượng dự tuyển sinh (*)
Ngành học đại học |
Chương trình đại học |
Trên 150 TC |
135TC - 150TC |
120TC – 135 (134)TC |
A - Ngành đúng
An toàn thông tin, Chuyên ngành Kỹ thuật mật mã (Ngành Kỹ thuật điện tử) |
A1 |
A2 |
A3 |
B - Ngành phù hợp
Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin quản lý; Tin học ứng dụng; Kỹ thuật máy tính; Công nghệ kỹ thuật máy tính; Toán Tin học; Tin học quản lý; Sư phạm Tin học; Thương mại điện tử |
B1 |
B2 |
B3 |
C - Ngành gần
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, truyền thông, Công nghệ Kỹ thuật điện tử, truyền thông, Toán ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử |
C1 |
C2 |
C3 |
(*) Phải thỏa mãn về số tín chỉ. Những trường hợp khác, do Giám đốc Học viện KTMM quyết định.
b) Bổ sung kiến thức
- Đối tượng không phải học bổ sung: Người tốt nghiệp đại học chính quy (cử nhân kỹ thuật, kỹ sư) đúng ngành thuộc nhóm A1, A2, A3;
- Đối tượng phải học bổ sung kiến thức 6 tín chỉ: Người tốt nghiệp đại học chính quy, tại chức ngành phù hợp thuộc nhóm B1, B2, B3;
- Đối tượng phải học bổ sung kiến thức 12 tín chỉ: Người tốt nghiệp đại học chính quy, tại chức ngành gần thuộc nhóm C1, C2, C3;
- Các trường hợp khác sẽ do đề nghị của khoa chuyên ngành và phòng sau đại học đề nghị giám đốc Học viện quyết định. Việc xét học bổ sung kiến thức căn cứ vào chương trình đào tạo và bảng điểm bậc đại học của thí sinh; Đối với các đối tượng có văn bằng đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành đào tạo nhưng số năm tính từ thời điểm tốt nghiệp đại học đến khi dự tuyển nhiều hơn 10 năm thì phải học bổ sung kiến thức
c) Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
TT |
Học phần bổ sung kiến thức |
Số tín chỉ |
1 |
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật |
3 |
2 |
Cơ sở dữ liệu |
3 |
3 |
CN mạng máy tính |
3 |
4 |
Cơ sở an toàn thông tin |
3 |
5 |
An toàn mạng máy tính |
3 |
6 |
Cơ sở lý thuyết mật mã |
3 |
Nội dung các môn chi tiết ở trên có trong: các chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin tại Học viện Kỹ thuật mật mã.
d) Các điều kiện khác
Có đủ sức khỏe để học tập, nộp hồ sơ đầy đủ, nộp đúng thời hạn theo qui định của Học viện Kỹ thuật mật mã.
III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khái quát chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin được xây dựng theo Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04/04/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, trình độ Tiến sĩ và Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 04 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Khung chương trình đào tạo:
KHỐI KIẾN THỨC |
Loại chương trình |
ĐHNC |
ĐHƯD |
Kiến thức chung |
Triết học |
9 tín chỉ |
9 tín chỉ |
Ngoại ngữ |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành |
Kiến thức cơ sở |
18 tín chỉ |
18 tín chỉ |
Kiến thức chuyên ngành |
18 tín chỉ |
21 tín chỉ |
Tốt nghiệp |
Luận văn tốt nghiệp |
15 tín chỉ |
12 tín chỉ |
Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu toàn khóa |
60 tín chỉ |
60 tín chỉ |
3. Danh mục các học phần
3.1. Danh mục các học phần theo định hướng ứng dụng
STT |
Mã số học phần |
Tên học phần |
Khối lượng (tín chỉ) |
Phần
chữ |
Phần
số |
Tổng số |
LT |
TH, TN, TL |
I. Các học phần chung |
9 |
|
|
-
|
HMTH |
501 |
Triết học |
3 |
3 |
0 |
-
|
HMTA |
502 |
Tiếng Anh |
4 |
2 |
2 |
-
|
ATPK |
503 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
2 |
0 |
II. Các học phần cơ sở chuyên ngành |
18 |
|
|
2.1. Các học phần bắt buộc |
9 |
|
|
-
|
ATMA |
504 |
Mật mã ứng dụng |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATAM |
505 |
An toàn máy tính |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATCN |
506 |
Đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu |
3 |
2 |
1 |
2.2. Các học phần tự chọn |
9 |
|
|
-
|
ATMM |
507 |
Đảm bảo an toàn mạng máy tính |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATQC |
508 |
Quản lý dự án Công nghệ thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATPA |
509 |
Luật pháp An toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATTM |
510 |
Tấn công và phòng thủ mạng máy tính |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATHK |
512 |
Hạ tầng khóa công khai |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATAP |
513 |
An toàn phần mềm |
3 |
2 |
1 |
III. Các học phần chuyên ngành |
21 |
|
|
3. 1. Các học phần bắt buộc |
9 |
|
|
-
|
ATKA |
514 |
Kiểm thử An toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATPM |
515 |
Phân tích mã độc |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATQA |
516 |
Quản lý An toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
3. 2. Các học phần tự chọn |
12 |
|
|
-
|
ATHA |
517 |
Học máy và khai phá dữ liệu trong an toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATDS |
518 |
Điều tra số |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATGA |
519 |
Giám sát an toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATIT |
520 |
An toàn cho IoT |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATAB |
521 |
An toàn cho bìa thông minh và thẻ điện tử |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATCD |
522 |
Các chủ đề hiện đại trong ATTT |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATCA |
523 |
Tiêu chuẩn an toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
IV. Luận văn tốt nghiệp |
-
|
ATLU |
Luận văn theo hướng ứng dụng |
12 |
Tổng cộng |
60 |
3.2. Danh mục các học phần theo định hướng nghiên cứu
STT |
Mã số học phần |
Tên học phần |
Khối lượng (tín chỉ) |
Phần
chữ |
Phần
số |
Tổng số |
LT |
TH, TN, TL |
I. Các học phần chung |
9 |
|
|
-
|
HMTH |
501 |
Triết học |
3 |
3 |
0 |
-
|
HMTA |
502 |
Tiếng Anh |
4 |
2 |
2 |
-
|
ATPK |
503 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
2 |
0 |
II. Các học phần cơ sở chuyên ngành |
18 |
|
|
2.1. Các học phần bắt buộc |
9 |
|
|
-
|
ATMA |
504 |
Mật mã ứng dụng |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATAM |
505 |
An toàn máy tính |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATCN |
506 |
Đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu |
3 |
2 |
1 |
2.2. Các học phần tự chọn |
9 |
|
|
-
|
ATMM |
507 |
Đảm bảo an toàn mạng máy tính |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATQC |
508 |
Quản lý dự án Công nghệ thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATPA |
509 |
Luật pháp An toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATCC |
510 |
Chuyên đề nghiên cứu cơ sở |
3 |
0 |
3 |
-
|
ATMN |
511 |
Mật mã nâng cao |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATAP |
513 |
An toàn phần mềm |
3 |
2 |
1 |
III. Các học phần chuyên ngành |
18 |
|
|
3. 1. Các học phần bắt buộc |
9 |
|
|
-
|
ATKA |
514 |
Kiểm thử An toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATQA |
516 |
Quản lý An toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATHA |
517 |
Học máy và khai phá dữ liệu trong an toàn thông tin |
3 |
2 |
1 |
3. 2. Các học phần tự chọn |
9 |
|
|
-
|
ATPM |
515 |
Phân tích mã độc |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATDS |
518 |
Điều tra số |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATCN |
520 |
Chuyên đề nghiên cứu nâng cao |
3 |
0 |
3 |
-
|
ATIT |
520 |
An toàn cho IoT |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATAB |
521 |
Các mô hình toán trong ATTT |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATCD |
522 |
Các chủ đề hiện đại trong ATTT |
3 |
2 |
1 |
-
|
ATXS |
524 |
Kỹ thuật xác thực sinh trắc học |
3 |
2 |
1 |
IV. Luận văn tốt nghiệp |
-
|
ATLU |
Luận văn theo định hướng nghiên cứu |
15 |
Tổng cộng |
60 |
IV. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
1. Quy trình đào tạo
Quy trình đào tạo trình độ Thạc sĩ được tổ chức theo học chế tín chỉ, tuân theo quy định đào tạo trình độ Thạc sĩ của Học viện Kỹ thuật mật mã và Quyết định của Giám đốc Học viện.
2. Miễn học phần
a) Đối tượng xét miễn
- Đối tượng học đại học chính quy, khối lượng kiến thức tích lũy được từ 150 tín chỉ trở lên (A1): được xét miễn tối đa 15 TC;
- Đối tượng học đại học chính quy ngành phù hợp (B1, A2): được xét miễn tối đa 9 TC;
- Các đối tượng còn lại phải học đủ chương trình đào tạo này.
b) Điều kiện xét miễn các học phần
Căn cứ Bảng điểm đại học và đơn đề nghị của từng học viên, Khoa chuyên ngành và phòng sau đại học đề nghị Giám đốc Học viện quyết định cụ thể Học phần được miễn ở Chương trình đào tạo Thạc sĩ của học viên đó. Nếu học viên muốn cải thiện điểm thì thực hiện thi cuối kỳ cùng lớp học phần đó ở bậc Thạc sĩ.
3. Điều kiện tốt nghiệp
a) Các yêu cầu chung
- Hoàn thành chương trình đào tạo với điểm các học phần (chuyên đề) đạt từ 4 (theo thang điểm 10) trở lên và điểm trung bình trung các học phần trong chương trình đào tạo đạt 5,5 (theo thang điểm 10) trở lên trong thời gian quy định;
- Bảo vệ luận văn đạt điểm từ 5,5/10 trở lên;
- Đạt được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 của Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ của Học viện ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;.
- Chấp hành đúng các quy chế, qui định do Bộ GD-ĐT, Học viện KTMM với học viên Cao học.
- Định hướng ứng dụng: số tín chỉ ít nhất phải tích lũy là: 60, trong đó:
+ Kiến thức chung: 9 tín chỉ.
+ Kiến thức cơ sở ngành: tối thiểu 18 tín chỉ.
+ Kiến thức chuyên ngành: tối thiểu 21 tín chỉ.
+ Bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp 12 tín chỉ
- Định hướng nghiên cứu: số tín chỉ ít nhất phải tích lũy là 60, trong đó:
+ Kiến thức chung: 9 tín chỉ.
+ Kiến thức cơ sở ngành: tối thiểu 18 tín chỉ.
+ Kiến thức chuyên ngành: tối thiểu 18 tín chỉ.
+ Bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp 15 tín chỉ
b) Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp
-
Luận văn theo định hướng ứng dụng là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới... trong lĩnh vực chuyên ngành vào thực tế;
-
Luận văn theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành đào tạo;
-
Luận văn phải có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị văn hoá, đạo đức và phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;
-
Luận văn phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào;
-
Luận văn phải được trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, không tẩy xóa.
.
|
|