Bài toán phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn lực con người. Theo báo cáo của tổ chức ISC2, toàn cầu hiện thiếu khoảng ba triệu chuyên gia an toàn thông tin, trong đó riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần thêm hai triệu chuyên gia mới đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng tại Việt Nam, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê trong nước có khoảng 50.000 người làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin năm 2020. Trong khi đến năm 2021, nhu cầu nhân lực ngành này đã vào khoảng 700.000.
Trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực an toàn thông tin tại Việt Nam, việc xây dựng đội ngũ chuyên gia về an toàn, an ninh mạng chất lượng cao được xem là một trong những trụ cột vững chắc để bảo đảm nền tảng an toàn, an ninh mạng quốc gia. Chúng ta cần có những hoạch định và các kế hoạch triển khai tốt với mục tiêu dài hạn để đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin, từ đó hiện thực hoá tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn thông tin, góp phần triển khai thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế - xã hội số và nâng cao uy tín, xếp hạng quốc tế của việt nam về an toàn thông tin theo đánh giá của liên minh viễn thông quốc tế. Do vậy, vai trò của Học viện Kỹ thuật Mật mã trong công tác đào tạo ngày càng trở nên quan trọng.
Buổi tọa đàm “Học viện Kỹ thuật mật mã: Chiến lược đào tạo và tuyển sinh trong giai đoạn mới” sẽ diễn ra với khách mời đặc biệt là TS. Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ.
Toạ đàm sẽ được tường thuật trực tiếp vào vào 14:30 ngày 27/4/2023 trên website và livestream trên fanpage của Tạp chí. Quý độc giả quan tâm vui lòng gửi câu hỏi tại đây.
M.H